Sức mạnh của giọng nói trong phát thanh

Nhắc đến phát thanh, khán giả nghĩ ngay đến nhiều cái tên gạo cội như nghệ sĩ Kim Tiến,Việt Hùng, Kim Cúc… hay những gương mặt trẻ tuổi như Nguyên Khang, Hồng Nhung… “Chất giọng vàng” trời phú của họ khiến khán giả thực sự ấn tượng. Bởi trong phát thanh, giọng nói là yếu tố chính và mang sức mạnh vô cùng lớn.

 Giọng nói mang thông tin

Nếu đối với truyền hình, hình ảnh là yếu tố mang thông tin chính, lời bình chỉ là phụ trợ; đối với báo in, chữ viết và hình ảnh tĩnh sẽ diễn tả trọn vẹn thông tin… thì trong phát thanh, giọng nói lại là yếu tố quyết định. Bên cạnh giọng nói của phát thanh viên (PTV) còn có sự trợ giúp của âm thanh, tiếng động và âm nhạc. Tuy nhiên, sức mạnh của giọng nói thì không gì có thể thay thế. 

 Bởi phát thanh chỉ tác động được tới thính giác của khán giả cho nên  PTV phải đầu tư thật kĩ lưỡng vào giọng nói, nói sao cho thật chuẩn, thật linh hoạt, tròn vành, rõ chữ, ngắt câu đúng vị trí, không nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương…. Bản chất và nội dung thông tin không hề thay đổi, nhưng với cách đọc của từng người sẽ quyết định xem thông tin ấy có thu hút và hấp dẫn không. Nếu một thông tin rất mới, rất sốt dẻo, quan trọng mà PTV không biết cách đọc thì thông tin ấy vẫn trở nên nguội lạnh, nhạt nhẽo, không hấp dẫn. Vì vậy, một thông tin truyền tải thành công tới thính giả phần lớn là nhờ chất giọng của PTV.

Để người đọc nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ, PTV cần nói một cách đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng những từ Hán Việt, tiếng địa phương, nhiều từ ngữ mang tính chuyên ngành hoặc nói quá nhanh. Tốc độ nói phù hợp của PTV là 3 tiếng/ giây, 180 tiếng/ phút. 

ILV_phatthanh_1

Giọng nói chứa đựng cảm xúc

Bởi giọng nói là yếu tố chính trong phát thanh nên đây cũng là yếu tố để chứa đựng cảm xúc. PTV phải là bậc thầy trong việc điều khiển cảm xúc bằng giọng nói. Bởi mỗi thông tin mà PTV truyền tải bao giờ cũng chứa đựng một “hàm lượng” cảm xúc nhất định, có thể là vui, buồn, ngạc nhiên, lo lắng… Vì vậy, PTV tránh đọc đều đều, không cảm xúc mà phải lúc trầm lúc bổng, lúc dồn dập, lúc giọng điệu lại chậm dãi, ngân nga. Dù hoạt động truyền thông radio hướng tới công chúng những yêu cầu đặt ra là phải nói như nói với một người nhằm tạo sự gần gũi, thân mật. Chỉ khi PTV thể hiện cảm xúc, sự nhiệt thành, thân thiện trong giọng nói thì thính giả mới thu nhận được trọn vẹn cả “hàm lượng” thông tin và “hàm lượng” cảm xúc chứa đựng trong đó.

Giọng nói thể hiện phong cách, cá tính

Để người nghe thực sự thấy ấn tượng và bị thu hút, PTV phải thể hiện được sự linh hoạt, phong cách, cá tính không trộn lẫn. Tính cách của PTV là dấu ấn độc đáo để lại trên giọng nói, làm cho phân biệt giọng nói này với giọng nói khác, từ đó vén lộ những kinh nghiệm và cái nhìn riêng của PTV. Dù có sáng tạo, linh hoạt trong từng tình huống, nhưng PTV không thể thay đổi bản chất, nét vốn có của giọng nói, chính cái “không thay đổi” đó sẽ tạo nên phong cách của từng người. Giọng nói của PTV khi vang lên sẽ thể hiện cho người nghe biết PTV đó là ai.

Cao Huyền Trang

Tất cả các công thức trên  sẽ  được chia sẻ trong khóa học Làm chủ giọng nói được hướng dẫn bởi HLV Trần Thị Minh Hảichuyên gia trong việc đào tạo Kỹ năng giao tiếp ứng xử và chăm sóc khách hàng, người thay đổi giọng nói của mình và có nhiều năm kinh nghiệm trong huấn luyện  giọng nói và làm chủ giọng nói đến từ I Love My Voice.

KHOÁ HỌC LÀM CHỦ GIỌNG NÓI 
Sở hữu giọng nói “Tinh- Khí- Thần”- Công thức Làm chủ giọng nói
registerNow
Bookmark the permalink.