Chúng ta được sinh ra với đôi mắt nằm phía trước để luôn nhìn sự việc đang diễn ra thay vì cứ ngoái nhìn lại những điều đã qua. Chúng ta được sinh ra với đôi tai – một bên trái và một bên phải – để có thể nghe cả hai phía, để nghe đủ những lời ca tụng cũng như những lời phê bình, để phân biệt đúng – sai. Chúng ta được sinh ra với một bộ óc nằm dưới hộp sọ, cho dù có nghèo đi chăng nữa chúng ta vẫn luôn giàu có vì chẳng ai có thể lấy cắp được, bộ óc sản sinh ra nhiều suy nghĩ và ý tưởng độc đáo. Chúng ta được sinh ra với đôi vai nối liền đôi tay để gánh vác những nhiệm vụ, trọng trách. Hơn nữa, một để giúp đỡ bản thân, một để giúp người khác. Chúng ta được sinh ra với một đôi chân dài và lớn để đi nhiều nơi, để mắt được quan sát, để não được mở rộng.
Nhưng chúng ta chỉ được sinh ra với một cái miệng, vì miệng là vũ khí sắc bén. Nó có thể làm tổn thương, làm đau lòng hay giết chết kẻ khác. Hãy ghi nhớ câu nói:”Nói ít, nhìn xem và lắng nghe nhiều”.
Có người nói phụ nữ sinh ra dường như là để nói! Quả thật, nghiên cứu cho biết mỗi ngày phụ nữ nói từ năm đến bảy ngàn từ mới thoả, và nghiên cứu còn cho biết số từ của một cô bé 3 tuổi, sẽ gấp đôi của một bé trai cùng tuổi; và bé gái dùng đến năm bậc ngữ điệu thay vì chỉ có ba như bé trai. Dù sống cảnh sống nào đi nữa, đã mang kiếp phụ nữ, xu hướng này rất khó tránh khỏi? Còn nam giới thì sao? Nhiều người xác nhận rằng phái nam cũng nói không kém gì phụ nữ mấy. Với những người lập gia đình cũng như người xuất gia. Lời nói lắm khi được dùng như những vũ khí lợi hại; có thể là do vô thức, nhưng cũng không ít khi chúng ta dùng chúng với ý thức sâu xa; những mũi tên nhọn được bắn với tầm nhắm cẩn thận. Một cô học viên của tôi đã nhiều năm lấn cấn về vấn đề ly dị hay không; lý do cũng vì không thể chịu nổi những lời mỉa mai, hạ giá của chồng. Vì thế, Nguyễn Trãi đã mô tả cái đáng sợ trong đời người, đó là sự sắc nhọn của miệng lưỡi và lòng người.
“Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nửa nước non quanh”
Sống dưới một mái nhà, nhiều năm tháng bên nhau, có khi vài chục, hay bốn, năm chục năm liền; phải chăng vì quá gần nhau, làm cho chúng ta nghĩ rằng mình biết nhau quá.
“Biết rồi, nói mãi, khổ lắm!” Chúng ta có cảm tưởng là mình thuộc lòng nhau, nên dần dà đã mất đi độ nhạy cảm, mất đi sự tôn trọng, bớt đi sự thận trọng, từ đó có thể trở nên bừa bãi trong cách ăn nói, làm xúc phạm, tổn thương nhau, gây nên buồn đau, xa cách… Dường như trong đời sống gia đình, cũng như đời sống tập thể, ngôn từ có thể là vũ khí dễ dùng và dễ bị lạm dụng chăng?
Có khi nào chúng ta nghĩ cách làm sao cho những lời của chúng ta trao nhau có thể đem lại sự khai thông, làm cho nét mặt người thân hay anh chị em thêm rạng rỡ, ánh mắt thêm niềm tin, và con tim thêm an bình?
Một số trong chúng ta có lẽ đã được trải nghiệm những sự ấm áp đó. Tuy thế, lắm lúc chúng ta đem lại cho những anh chị em đang chung sống, hay những người mình dạy dỗ, gặp gỡ trong công việc thường ngày những lời khuyên quá rẻ tiền, có nghĩa là như máy móc mà thiếu vắng sự đồng cảm, hay đi vào chiều sâu của lòng người, vào cõi lòng anh chị em mình đang đối diện. Lắm lúc chúng ta nói những lời chỉ trên môi mép như là một loại xã giao, vuốt đuôi, không thật lòng, và thiết nghĩ, nếu lòng mình không thật, thà đừng nói thì hơn!
Để hiểu chi tiết Giá trị giọng nói bạn hãy truy cập http://lamchugiongnoi.vn/. Bạn sẽ khám phá và nâng tầm giọng nói của mình.
(Sưu tầm)