ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA GIỌNG NÓI KHI BÉ NẰM TRONG BỤNG MẸ

Nếu âm nhạc giúp trẻ thông minh, năng động thì giọng nói ân cần, sự dịu dàng của mẹ trong quá trình mang thai sẽ  khiến bé cảm nhận rằng tình mẫu tử thật thiêng liêng, và gắn kết với bé theo một cách tự nhiên nhất.

Lời nói mang một sức mạnh diệu kỳ, đặc biệt là trong quá trình mang thai. Lời nói của ba mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận của bé sau khi ra đời. Một em bé được bố mẹ nói chuyện thường xuyên trong khi còn trong bụng mẹ sẽ được phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần.

Giọng nói mang một sức mạnh diệu kỳ 

Bạn có biết, trong 5 giác quan của bé thì thính giác phát triển sớm nhất.  Trong giai đoạn bào thai, phần lớn thời gian là bé ngủ. Phải đến tháng thứ 6 bé mới bắt đầu cử động và có những hành động đạp khiến cho bạn cảm thấy thích thú hoặc đau khi bụng mình vẹo sang hẳn một bên do bé “đạp”. Đây cũng là khi bé bắt đầu có phản ứng với âm thanh từ bên ngoài. Lúc này những lời nói của bạn bé sẽ nghe thấy làm quen với nó.

Vì tiếng động có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và có khả năng làm thay đổi nhịp tim của thai nhi nên tiếng nói của mẹ có tác động đến bé một cách trực tiếp vì nó được truyền thẳng từ cơ thể của mẹ đến bé.

 

giong-noi-hay

 

Không chỉ vậy, bắt đầu từ thời điểm này trở đi bé cũng nghe được những lời nói của bố, của ông bà hoặc những người thân hay “hỏi thăm” đến bé. Từ tuần thứ 32 trở đi, bé có thể ghi nhớ được những bản nhạc mà bạn cho bé nghe hàng ngày đấy. Do đó, việc nói chuyện và cho bé nghe nhạc vui tươi thường xuyên trong quá trình mang thai rất tốt cho tinh thần của bé. Không chỉ giúp bé phát triển trí não mà còn khiến đời sống tình cảm, tinh thần của bé trở nên phong phú và sinh động hơn về sau này.

 

Giọng nói giúp gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng

Bố mẹ nói chuyện thường xuyên với bé trong quá trình mang thai có tác dụng diệu kỳ. Bé có thể cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, sự quan tâm của bố mẹ và giúp bé không còn lạ lẫm với cuộc sống bên ngoài khi cất tiếng khóc chào đời.

Những nghiên cứu gần đây nhất đã chứng minh được rằng những em bé thường xuyên được nghe giọng nói của bố mẹ ngay khi còn trong bụng mẹ sẽ có được sự gần giũi thân thiện và gắn bó hơn với bố mẹ ngay sau khi sinh.

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng “bé chẳng hiểu gì đâu”. Đúng là như vậy đấy, bé chưa thể hiểu được những lời nói của bạn khi nói chuyện với bé nhưng bé có thể quen với những đặc điểm ngôn ngữ, âm vực, ngữ điệu vì thế mà bé sẽ biết được khi nào bố mẹ nói chuyện dịu dàng, khi nào cáu gắt đấy.

 

Đọc sách cũng là cách giúp phong phú đời sống tinh thần của bé

Bên cạnh việc cho bé nghe nhạc, nói chuyện với bé bạn có thể đọc sách cho bé nghe. Đây cũng là một cách để bạn trò chuyện, gần gũi với bé. Bạn có thể đọc to những câu chuyện cổ tích, đọc báo, tạp chí để bé có thể nghe được giọng nói của bạn.

 

giong-noi

 

Ngoài ra, cảm xúc của người mẹ có vai trò chi phối trực tiếp đến sự phát triển của bé. Chẳng hạn, sự tức giận tạo ra chất andrenalin; nỗi sợ hãi tạo ra chất cholamine; niềm hạnh phúc tạo ra chất endorphin. Các chất này chuyển qua nhau thai vào đến em bé trong bụng trong vòng vài giây sau đó. Những cảm xúc không vui từ bạn có thể tác dụng đến bé khiến bé cũng cảm thấy căng thẳng. Vì thế, dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng nên giữ cho mình một trạng thái cân bằng, vui vẻ và hạnh phúc là một trong những bí quyết giúp bạn thêm yêu đời và giúp “thiên thần bé nhỏ” của bạn phát triển một cách toàn diện nhất.

(Sưu tầm)

Bookmark the permalink.