CÁCH NÓI ĐÚNG CÁC DẤU TRONG TIẾNG VIỆT _ PHẦN: DẤU HỎI, DẤU NGÃ

 

Trích từ facebook Huấn luyện viên của ILV: cô Trần Thị Minh Hải

 

Thế nào là tiếng Việt phổ thông? Thế nào là tiếng Việt chuẩn?

Chẳng ai định nghĩ được nên các giáo sư tiến sỹ về ngôn ngữ và một số anh chị hiệu trưởng, hiệu phó khi tôi đặt vấn đề về luyện giọng đã nói với tôi : Nói đúng cũng hay nhưng theo tôi đây là bản sắc văn hóa vùng miền. Nói giọng vùng miền để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở vùng đó chứ!

Theo tôi tư duy của một số thầy cô như vậy đã làm khổ các em nhà mình rất nhiều. 20 năm vẫn nói cách nói ấy chẳng ai nhắc nhở, chẳng ai chê cười nhưng khi đi tuyển dụng thì bị tát vào mặt những câu: em nói giọng lệch chuẩn, em nói giọng vùng miền, kiến thức của em rất vững nhưng giọng của em không phù hợp và đau hơn là thái độ của em rất tốt nhưng rất tiếc em nói chúng tôi không nghe được. Về nhà không tìm lối thoát là nói mình kém cỏi và chẳng dám đi tuyển dụng nữa để thành thất nghiệp!

Tôi vì liều nên tôi mở chương trình này. Cũng vì cân đường hộp sữa mưu sinh nên tôi khuyên học viên quê Thanh hóa trở vào miền Trung cứ về quê hãy giữ đúng bản sắc giọng quê nhưng đi làm ở các tỉnh phía Bắc thì hãy nói giọng PHỔ THÔNG Bắc bộ để thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc thể hiện tư duy ngôn ngữ.

Xin chia sẻ lý thuyết về việc nói đúng dấu ngã và dấu hỏi dành cho các học viên tin tưởng tôi:

1. Nghe và hiểu rõ vì sao mình phát âm chưa đúng.
2. Tưởng tượng ra dấu hỏi đúng và dấu ngã đúng.
3. Làm chủ được luồng hơi trong người mình.
4. Sử dụng luồng hơi đó dẫn từ phát âm đúng như lý thuyết – tôi ghi trong hình dưới đây.
5. Có mẫu ghi âm đúng hai dấu này.
5. Ghi âm lại giọng của mình.
6. So sánh với mẫu nói đúng để luyện tập cho đến khi đúng mẫu – phần này luyện với bạn, với thầy là tốt nhất.
7. Kỷ luật luồng hơi và cách nói mới
8. Luyện 21 lần trong ngày và liên tục sau 21 ngày cách nói mới sẽ trở thành thói quen đúng.

Đây là lý thuyết của tôi tích lũy sau 5 năm sửa nói lệch chuẩn cho học viên của mình. Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học. Tôi yêu nghề giao tiếp ứng xử nên tôi say phần nói hay và tôi thích thì tôi làm thôi. 

Hy vọng trong tương lai các bác cấp cao quyết định trước khi học tiếng Việt cần luyện cách Phát âm tiếng Việt để có NGÔN NGỮ PHỔ THÔNG giúp học viên vùng miền nói được 2 cách nói và bạn bè năm châu học tiếng Việt nói đúng các dấu tiếng Việt.

16649543_881703325305630_9220557302924573521_n

 

Nói đúng các dấu trong Tiếng Việt cũng là 1 trong những học phần cô Minh Hải hướng dẫn chi tiết trong khóa học thực hành Làm chủ giọng nói chuyên sâu để anh chị và các bạn chưa nói đúng các dấu trong Tiếng Việt biết cách nói đúng, thức hành nói đúng để chúng ta không chỉ nói tiếng nói đặc trưng vùng miền của mình mà khi cần chúng ta có thể sử dụng giọng nói phổ thông của mình. 

Chúc anh chị và các bạn học viên thành công!

Bookmark the permalink.