Xin chào các anh chị và các bạn đã vào trang web của I Love My Voice. Trong 3 năm trực tiếp đào tạo Luyện Giọng nói, chương trình xin trả lời các thắc mắc của các anh chị và các bạn về Sửa Giọng và Luyện Giọng như sau:
Q1: Mình bị các bạn nói là bị ngọng n và l khi nói, mình cần phải sửa như thế nào ạ?
A1: Nói Ngọng – nói sai là thói quen theo vùng miền. Chính vì vậy, bạn sẽ không biết bạn nói sai đâu mà chỉ có người nghe bạn nói mới biết điều này. Để sửa điều này bạn cần phải làm:
– Nghe được thế nào là nói đúng N và L, thế nào là nói sai.
– Tốc độ nói cần kiểm soát
– Đến chữ nói sai bạn cần kiểm soát làm chủ được nó
– Nói đúng theo chương trình hướng dẫn ở câu hỏi thứ 2
Q2: Cách nói đúng N và L như thế nào?
A2: Chữ N và chữ L có sự giống và khác nhau . Nếu các bạn nắm vững phần lý thuyết này thì không bao giờ bạn nói sai cả:
– Đều là phụ âm Tiếng Việt kết hợp với Ờ thành Nờ hoặc Lờ
– Cách để lưỡi giống nhau: Để ở chân răng hàm trên
– Cách phát âm: Khác nhau hoàn toàn
– N: Lưỡi cứng – âm tắc – hơi đưa lên mũi
– L: Lưỡi cong uốn và rơi tự do từ trên xuống – âm nổ – hơi đưa ra miệng
Q3: Sao tôi bị Ngọng N và L mà chương trình lại yêu cầu tôi nói chậm?
A3: Khi các bạn nói sai, các bạn sẽ hay có thói quen nói lướt qua lỗi sai của mình để người nghe không phát hiện ra. Đó là thói quen sai đấy vì muốn sửa sai thì phải biết lúc nào sai để sửa. Chính vì vậy nói chậm để có ý thức nói được chương trình đặt lên vị trí đầu tiên trong luyện giọng. Nói chậm sẽ giúp bạn biết chỗ nào sẽ nói N, chỗ nào sẽ nói L và bắt đầu dùng ý thức, lí trí của mình để sửa.
Q4: Tôi bị giọng vùng miền tôi sửa thế nào?
A4: Mình sinh ra ở đâu sẽ bị giọng nói ở địa phương đó chi phối. Để sửa giọng vùng miền thì bạn phải hiểu bạn đang nói sai ở đâu. Chúng tôi chia ra là có 2 giọng vùng miền ở Miền Bắc là vùng nói sai 0,A,E như Hà Tây, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng và vùng nói sai dấu như Hà tây, Thanh hóa, Nghệ An. Để sửa giọng vùng miền sẽ có những quy trình bạn cần tuân thủ:
– Nghe được thế nào là nói đúng các nguyên âm và các dấu.
– Tốc độ nói cần kiểm soát
– Đến chữ nói sai bạn cần kiểm soát và làm chủ được nó
– Nói đúng theo chương trình hướng dẫn ở câu hỏi thứ 5 và thứ 6
Q5: Cách nói đúng O,A,E như thế nào?
A5: Các nguyên âm này bạn đang nói không tròn. Miệng bạn nhành sang hai bên và quan trọng là bạn nói có chữ I đằng trước nên tạo ra giọng vùng miền rất bẹt . 3 nguyên âm này đều nói chung quy tắc:
– Há to miệng để nói
– Cằm rơi xuống thẳng tạo ra miệng tròn
– Không được nói chữ I đằng trước các nguyên âm này – đó là điều tiên quyết
– Lưỡi thẳng chứ không đưa lên cản hơi thoát ra từ cổ họng. Lưỡi đưa lên sẽ lại nói là IE, IA, IO.
Q6: Cách nói đúng các dấu như thế nào?
A6: Tiếng Việt có 5 dấu và 6 thanh. Nếu các anh chị nói đúng biên độ của các dấu sẽ nói đúng các dấu. Để làm được điều này các anh chị cần có tai thẩm âm rất tốt, có lực để nhấn vào các dấu mình đang nói non. Nếu các anh chị đã nghe rất nhiều người nói giọng Phổ thông Bắc bộ nhiều mà chưa sửa được thì chương trình khuyên anh chị nên đến lớp học. Anh chị tham khảo biên độ các dấu để có thể tự luyện:
Q7: Cách nói đúng các dấu ngã và dấu hỏi như thế nào?
A7: Dấu Ngã: Ngạ ngạ ngạ + Ngá. Dấu ngã là dấu nói sâu trong khoang miệng. Kết hợp dấu nặng và dấu sắc.
Dấu Hỏi: Hòi hòi hõi+ Hói. Dấu hỏi nói trong giữa khoang miệng và kết hợp dấu huyền, ngã và sắc.
Với hai dấu này các anh chị và các bạn nghe nhiều Video do Huấn luyện viên đọc và ghi âm giọng nói của mình để so sánh. Đây cũng là Video ILV đang gửi tới các anh chị và các bạn học viên lớp Làm chủ phát âm Tiếng Việt để luyện tập hàng ngày
[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=UaufaFEwFLg” width=”500″ height=”380″]
Chúc các anh chị và các bạn thành công.
Cách nói dúng các nguyên âm, các dấu, các lỗi phổ biến trong phát âm
Cách nói hay, nói tông giọng TRẦM phù hợp