Nghe có vẻ thiếu công bằng và khách quan, nhưng các nhà khoa học cho thấy việc sử dụng một số kiểu giọng nói nhất định sẽ giúp chúng ta có công việc suôn sẻ hơn.
Cho dù bạn không phải là một nhà hùng biện hay ca sĩ opera chuyên nghiệp, giọng nói luôn có khả năng thúc đẩy hoặc phá vỡ sự nghiệp của bạn. Cũng tương tự như cách mọi người đánh giá người khác qua ngoại hình, những người xung quanh cũng có thể đưa ra một số kết luận nhất định về khả năng và tính cách của bạn dựa trên cách bạn nói.
Nghe có vẻ thiếu công bằng và khách quan, nhưng các nhà khoa học cho thấy việc sử dụng một số kiểu giọng nói nhất định sẽ giúp chúng ta có công việc suôn sẻ hơn.
Vậy giọng nói tác động như thế nào đến thành công trong sự nghiệp? Sau đây là những thực tế đáng ngạc nhiên nhất về quyền lực của yếu tố này.
1. Những người có giọng nói trầm hơn thường được chọn vào vị trí lãnh đạo
Một nghiên cứu đang được thực hiện cho thấy những ứng cử viên chính trị có giọng nói trầm hơn có nhiều khả năng sẽ chiến thẳng trong các cuộc bầu cử ở Mỹ. Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ – ông Obama là một người có chất giọng rất trầm.
Một giọng nói trầm được cảm nhận là tương đồng với sự mạnh mẽ, bình tĩnh và có năng lực. Đàn ông và phụ nữ có giọng nó trầm thường có hormone testosterone cao hơn bình thường, nên họ tạo được ấn tượng về sự mạnh mẽ và tích cực.
Tương tự, một nghiên cứu khác cho thấy những CEO nam có giọng nói trầm quản lý doanh nghiệp lớn hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. Độ cao trong giọng nói của một CEO cứ giảm 1% thì công ty của anh ta tăng 30 triệu USD giá trị. Tuy vậy, các tác giả nghiên cứu cũng thừa nhận họ không thể chứng minh việc có giọng nói trầm sẽ giúp bạn trở thành CEO.
2. Người nói năng rề rà khó xin việc
“Vocal fry” là cụm từ chỉ việc rung dây thanh âm khi nói, tạo ra âm thanh chậm chạp và gây khó chịu.
Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng đàn ông và phụ nữ biểu lộ “vocal fry” bị coi là ít đáng tin cậy và khó xin được việc hơn những người nói giọng bình thường. Phụ nữ sử dụng “vocal fry” còn bị xem là thể hiện sự tiêu cực.
3. Người nói lên giọng cuối câu bị coi là thiếu tự tin
Bạn có hay lên giọng ở cuối câu nói? Một số chuyên gia cho rằng hành động này phá hoại hình tượng chuyên nghiệp của bạn.
Cụ thể, Susan Sankin – một HLV giọng nói chuyên nghiệp nhận định rằng việc lên cao giọng khiến bạn trông thiếu bình tĩnh, thiếu quyết đoán và kém tự tin trong công việc, hơn nữa, nó dễ làm mọi người xao nhãng nội dung bạn muốn truyền tải.
Trong khi đó, một nghiên cứu của nhà xuất bản nước Anh Pearson cho thấy phần lớn các ông chủ tin rằng: “Việc lên cao giọng cản trở triển vọng thăng tiến cũng như mức tăng lương”.
4. Đàn ông nói giọng cao có thể đang căng thẳng
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học ghi âm ý kiến của một số sinh viên nam chưa tốt nghiệp về chỉ tiêu tuyển sinh đại học và những gì họ sẽ làm nếu được thừa hưởng một khoản tiền lớn. Sau đó, họ chỉnh sửa một số bản ghi âm để độ cao của giọng nói cao hoặc thấp hơn 20%.
Kết quả cho thấy đàn ông và phụ nữ nghe các bản ghi âm đánh giá người nói giọng cao hơn là đang lo lắng, thiếu trung thực và ít quyết đoán hơn so với người có giọng trầm.
(Sưu tầm)
Hãy khám phá và nâng tầm Giọng nói của mình trong khóa huấn luyện Làm chủ giọng nói: http://lamchugiongnoi.vn/