8 Gợi ý để phát triển uy tín bản thân

Uy tín là quyền của một người hoặc một nhóm người, được mọi người tin tưởng. Họ sẽ tự nguyện, tự giác phục tùng hoặc tiếp nhận và hành động theo tác động của chủ thể có quyền.

 Người tạo được uy tín bản thân sẽ nâng cao khả năng kết nối, tạo động lực dẫn dắt người khác đi theo đúng hướng mà bản thân đề ra. Uy tín là phương tiện dẫn dắt bạn, nhất là các nhà điều hành, nhà quản lý đi đến thành công một cách bền vững nhất. 10 gợi ý sau đây sẽ giúp bạn phát triển uy tín của bản thân.

 1. Thêm giọng điệu vào lời nói

Quy tắc nên nhớ: Một vài âm sắc trong giọng nói có khả năng khẳng định trực tiếp quyền lực của bạn.

Tuy nhiên, mỗi người có một giọng nói riêng, rất khó để cải thiện nó, kể cả khi nó không phù hợp. Tuy nhiên điều này bạn vẫn có thể rèn luyện. Hãy sử dụng tất cả các tiềm năng của giọng nói để thuyết phục người khác.

 Bạn có thể trở nên có uy tín chỉ đơn giản nhờ giọng nói. Chính vì vậy, bạn phải biết cách :

  • Sử dụng cách nhấn âm
  • Cách ngân nga giai điệu
  • Điều quan trọng bạn cần lưu ý: đừng để giọng nói đơn điệu.

 Việc kiểm soát các kĩ năng hùng biện đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển uy tín. Một nguyên tắc mà bạn cần ghi nhớ : hãy nhấn câu khi cần thiết, giảm tốc độ nói để lấy hơi và tăng tốc khi đã vững vàng.

ILV_uytin_2

 2. Thu hút sự chú ý ngay những giây đầu tiên

Quy tắc nên nhớ: Khi bạn bắt đầu phát biểu, chắc chắn bạn phải chăm chút phần mở đầu câu chuyện.

Để đạt được độ ảnh hưởng cần thiết của câu nói, bạn nên đợi khi tất cả mọi người đều im lặng với tâm thế sẵn sàng lắng nghe, sau đó bạn hãy bắt đầu trình bày câu chuyện một cách mạch lạc và rõ ràng nhất.

Để thu hút sự chú ý, bạn phải mang đến sự mới lạ. Nếu bạn bắt đầu từ một câu chuyện hài hước để làm dịu bầu không khí một cách nhanh chóng, việc này sẽ phản tác dụng nếu câu chuyện tiếp theo mang tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, phần mở đầu phải nhằm thu hút sự chú ý nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải dẫn ra được câu chuyện và mối quan tâm chung nhất giữa bạn và người nghe.

 3. Đặt ánh nhìn vào công chúng

 Quy tắc nên nhớ: Hãy nhìn vào người khác khi đang nói chuyện.

Sức mạnh của ánh nhìn là một trong những điều mà một người lãnh đạo có uy tín phải biết và hiểu. Nếu bạn chỉ nhìn lướt qua cử tọa, sẽ chẳng ai thấy mình liên quan đến cuộc nói chuyện, vì vậy bạn cần phải tỏ ra tôn trọng mọi người bằng cách nhìn thẳng vào họ. Nhìn thẳng một cách tôn trọng, chứ không mang ý nghĩa suồng sã. Nếu bạn không cho mọi người xung quanh cảm giác đang được nhìn, uy tín của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Hãy bỏ ngay những cái nhìn vòng quanh bao trùm cả căn phòng mà không nhìn cụ thể một ai hay những cái nhìn xa xăm mất hút trên đầu của cử tọa. Đừng ngại ngần tập trung vào vài người đặc biệt. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào nội dung câu chuyện bạn truyền tải, vì vậy hãy đặt ánh nhìn vào công chúng, như đặt niềm tin của bạn vào cuộc trò chuyện.

 4. Đứng thẳng người nhưng không ra vẻ trịnh trọng

Quy tắc nên nhớ: Bạn hãy đảm bảo tư thế phù hợp.

Vẻ oai vệ sẽ ảnh hưởng đến ánh nhìn của người khác. Bất chấp tất cả mọi cố gắng, một người uể oải sẽ gặp rất nhiều khó khăn để giành được uy tín.

Tư thế đứng rất quan trọng, chúng thể hiện sự đáng tin cậy ở bên trong con người bạn . Bạn chỉ cần đứng thẳng người và cân đối, hai chân dang rộng nhẹ và bám chặt vào mặt đất, vai mở và đầu ngẩng cao. Ngay cả khi bạn đang ngồi, những tư thế trên cũng rất quan trọng. Tư thế này tạo niềm tin tưởng nơi người đối thoại vì nó cho bạn dáng vẻ tự tin. Tuy nhiên, đừng tự biến mình thành một khối trụ, uyển chuyển linh hoạt thay đổi tư thế sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn

 5. Luôn khiêm tốn

 Quy tắc nên nhớ: Hãy cẩn trọng để đừng trở nên kiêu căng.

Một con người tỏa sáng cũng có nghĩa là phải biết cách chứng tỏ sự khiêm tốn nhún nhường. Sự khiêm tốn được thể hiện qua vài câu nói, vài cử chỉ và thái độ, điều này chỉ ra rằng bạn quan tâm đến người đối diện. Hãy thể hiện sự lắng nghe người khác một cách chân thành và thân thiện nhất.

 6. Thể hiện các cử chỉ cởi mở

Quy tắc nên nhớ: Các cử chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh bản thân và hơn thế nữa, là việc chuyển tải thông điệp.

Điều quan trọng là bạn không lạm dụng chúng.

Theo một cách logic, không thể có cử chỉ nào là lý tưởng và có giá trị cho tất cả mọi thời điểm và ở tất cả mọi nơi. Nội dung câu chuyện sẽ quyết định các cử chỉ cần thiết. Vì vậy, bạn nên trau dồi vốn cử chỉ phong phú thay vì vốn cử chỉ eo hẹp, ưu tiên các cử chỉ cởi mở hơn là cử chỉ khép kín và đa dạng hóa cử chỉ thay vì lặp lại chúng. Dù ý tưởng muốn chuyển tải là gì, sự uy tín của bạn đều dựa trên độ ảnh hưởng, độ cởi mở của bạn với mọi người cũng như tính sinh động trong câu chuyện của bạn.

ILV_uytin_1

 7.  Hãy súc tích và đanh thép

Quy tắc nên nhớ: Không cần bài diễn văn dài để thể hiện sự đanh thép

Nhiều nhà quản lý thường đưa ra những bài diễn văn quá cầu kì, quá máy móc hay quá phức tạp. Trong trường hợp này, bạn sẽ không thực sự ảnh hưởng đến người khác. Hãy ưu tiên cho sự ngắn gọn, rõ ràng và súc tích.

Trong văn nói, đừng quá tham vọng. Thật vô ích khi có ý định chuyển tải một ngàn ý tưởng một lúc vì sẽ chẳng có ý kiến nào được người nghe nhớ tới.

 8. Chứng tỏ sự thông minh

Quy tắc nên nhớ: Bạn phải cho họ những lý do hay để họ theo bạn.

Tạo uy tín, không có nghĩa là việc điều hành. Nhờ uy tín mà bạn tìm ra cách đem lại sự gắn kết giữa các con người xung quanh bạn, sức mạnh thuyết phục này dựa trên các yếu tố vừa tình cảm vừa lý trí.

 Thực ra, uy tín là sự tổng hợp giữa ý chí và lý lẽ. Do vậy, bạn cần phải để tâm đến sự minh mẫn của những người khác để đạt được niềm tin của họ. Nếu không làm được việc đó, bạn sẽ chỉ gợi lên một sự hăng say nhất thời mà thôi.

Bạn có thể tham khảo các ý kiến trên đây để tham khảo, tuy nhiên để đạt thành công lâu dài, bạn phải biết cách áp dụng chúng vào thực tế cuộc sống một cách nhuần nhuyễn và xem chúng như là những kỹ năng mà bạn cần trau dồi trong suốt cuộc sống của bạn. Để thành công bền vững, nên nhớ bạn cần rèn luyện và rèn luyện nhiều hơn nữa.

 Tổng hợp

Tất cả các bí quyết gây dựng uy tín của bản thân qua lời nói, cử chỉ sẽ được chia sẻ trong khóa học Làm chủ giọng nói được hướng dẫn bởi HLV Trần Thị Minh Hải – chuyên gia trong việc đào tạo Kỹ năng giao tiếp ứng xử và chăm sóc khách hàng, người thay đổi giọng nói của mình và có nhiều năm kinh nghiệm trong huấn luyện  giọng nói và làm chủ giọng nói đến từ I Love My Voice.

KHOÁ HỌC LÀM CHỦ GIỌNG NÓI 
Bí quyết gây dựng uy tín của bản thân qua giọng nói
registerNow

 </p

Bookmark the permalink.