1. Quan sát ngôn ngữ hình thể
Bạn nói với người yêu rằng bạn muốn mở lòng để nghe giải thích tuy nhiên bạn lại đứng khoanh tay trước ngực; bạn nói bạn đang lắng nghe tuy nhiên tay lại nhấc điện thoại và nghe máy. Giao tiếp bằng hình thể bộc lộ cảm xúc nhiều hơn chúng ta đã nghĩ. Xin hỏi bạn giao tiếp bằng mắt có thường xuyên hay không? bạn làm thế nào để tự nhắc nhở bản thân mình biểu hiện thật tốt khi phỏng vấn xin việc qua video. Hãy lưu ý rằng, thậm chí khi chúng ta không nói một lời nào nhưng ta cũng đang thực hiện hành động giao tiếp. Một cách quen thuộc để giúp bạn đạt hiệu quả khi giao tiếp đó là: hãy nghĩ về các ngón chân của bạn để giữ bình tĩnh, hoặc thích nghi với nhiệt độ phòng nếu như bạn muốn tự tin hơn trước một cuộc nói chuyện quan trọng. Hoặc cũng có thể bạn nên học cách phân tích ngôn ngữ của cơ thể người khác, bạn sẽ ứng phó tốt hơn nếu hiểu ngôn ngữ hình thể của họ.
2. Loại bỏ những chi tiết không cần thiết khi trò chuyện
Hạn chế nói Um và ah để cuộc hội thoại trở nên thuyết phục hơn, việc giảm tránh nói 2 từ trên cũng chứng tỏ bạn tự tin khi nói chuyện. Bạn cũng nên thử rút tay ra khỏi túi hoặc chậm rãi thư giãn trước khi bắt đầu câu chuyện để mình cảm thấy tự tin hơn. Im lặng chỉ làm bạn lúng túng hơn mà thôi, vì vậy hãy thực hiện hành động nào đó thay vì đứng im nhé.
3. Lên sẵn kịch bản cho những cuộc trò chuyện ngắn
Những cuốc đối thoại ngắn là cả một nghệ thuật, mà không phải ai cũng có thể tạo ra được. Im lặng và lúng túng là điều hiển nhiên khi bạn trò chuyện với người lạ, vì vậy một kịch bản được lên sẵn sẽ giúp bạn tránh được những tình huống trên. FORD ( family, occupation, recreation dreams) ( gia đình, công việc, sự giải trí) là những chủ đề để thảo luận quen thuộc khi bắt chuyện cùng người lạ, và bạn có thể chuyển những chủ đề này từ cuộc trò chuyện ngắn thành một đoạn hội thoại với thời gian dài, bằng cách chia sẻ những thông tin mà đối phương quan tâm. Một câu chuyện nhỏ có thể giúp quãng đường dài trở nên thú vị hơn.
4. Kể một câu chuyện
Câu chuyện nó có năng lực riêng của nó, nó giúp não hoạt động linh hoạt hơn, lời nói câu chữ thuyết phục người nghe hơn, hơn nữa câu chuyện còn là điểm nhấn khi bạn đi phỏng vấn. Tìm hiểu bí quyết để trở thành người kể chuyện lôi cuốn từ Pixar hoặc học cách sử dụng từ “nhưng” để tăng yếu tố bất nhờ, giúp câu chuyện hấp dẫn hơn. Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một câu chuyện tủ để kể.
5. Đặt câu hỏi
Chúng ta không ai không tránh khỏi cảm giác buồn ngủ và bỏ lỡ thông tin khi người khác đang nói chuyện. Lúc này hãy mạnh dạn đưa ra câu hỏi và lặp lại một vài từ ở cuối câu trả lời của họ để chứng tỏ rằng bạn đang rất hào hứng với những gì họ nói, hãy luôn quan sát biểu hiện của những ngón chân, đồng thời làm rõ những điểm mà bạn đang mơ hồ.
Nó cũng góp phần giúp câu chuyên lưu hoát hơn đồng thời lấp kín khoảng không những lúc bạn lúng túng không biết nói gì. Thay vì nói về những chủ đề nhàm chán như thời tiết, hãy thử hỏi những câu hỏi cá nhân như hè này bạn có đi du lịch ở đâu không? Hoặc cuốn sách gần đây nhất bạn đọc tên là gì vậy? Và hưởng ứng câu trả lời của họ.
6. Gạt đi sự sao nhãng
Thật là bất lịch sự khi bạn sử dụng điện thoại trong khi ai đó đang nói chuyện hoặc bạn đang đi chơi chung với họ.Có lẽ chúng ta khó có thể loại bỏ sự mất tập trung hay gạt đi sự hấp dẫn của công nghệ một cách hoàn toàn, nhưng chỉ cần chúng ta dành chút thời gian để lắng nghe, quan tâm người nói thì chúng ta có thể cải thiện mối quan hệ bạn bè và nội dung cuộc nói chuyện cũng được phát triển theo hướng tốt.
7. Điều chỉnh nội dung phù hợp với đối tượng người nghe
Người truyền đạt giỏi là người biết điều chỉnh cách họ nói chuyện tùy thuộc vào người mà họ đang nói chuyện. Bạn cũng sử dụng cách nói chuyện khác nhau khi trước mặt bạn là những đối tượng khác nhau: đồng nghiệp, sếp, trẻ em , người trung niên,… luôn luôn đặt mình vào vị trí của người nghe khi bạn muốn nêu lên quan điểm của mình.
8. Tóm tắt ý chính
BRIEF là viết tắt từ những chữ cái đầu của- Background( dàn ý), Reason( lý do), Information( thông tin), End( đoạn kết), Follow-up( diễn biến)- để giúp bạn viết email ngắn gọn, súc tích, không bỏ sót ý. BRIEF cũng là phương pháp thích hợp với cách giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng ngôn ngữ chữ viết. Rõ ràng và súc tích là hai trong số 7 phương pháp của truyền thông, cùng với cụ thể, chính xác, mạch lạc, đầy đủ và lịch sự.
9. Nâng cao sự đồng cảm
Giao tiếp cũng giống như một con đường có hai ngã rẽ. Nếu bạn luyện tập cách phản biện, bạn sẽ giảm cảm xúc lo lắng khi nói chuyện. Phát triển khả năng đồng cảm cùng người khác sẽ giúp bạn hiểu họ hơn ngay cả khi họ không nói lời nào, sự đồng cảm cũng giúp bạn đáp ứng nhu cầu của họ một cách có hiệu quả.
10. Lắng nghe thấu hiểu
Cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng giao tiếp là học cách lắng nghe- chú ý và để cho người khác nói, không ngắt lời họ. Chúng tôi biết đây là một công việc khó khăn, nhưng “ một cuộc hội thoại tốt là một loạt từ vựng được kết nối và truyền đạt tới người nghe hiệu quả nhất”. Sau đó thì cho dù kiểu trò chuyện của bạn không hợp lý cho lắm thì ít nhất cả bạn và họ cũng đang trò chuyện cùng một chủ đề, có người nói, người nghe. Hi vọng rằng người kia cũng sẽ lắng nghe câu chuyện của bạn như cách bạn lắng nghe họ.
St: Internet
Kỹ năng lắng nghe thấu hiểu sẽ được chia sẻ trong khoá học Làm chủ giọng nói chuyên sâu và Quản trị cảm xúc trước đám đông của HLV Trần Thị Minh Hải.